Recents in Beach

Nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa bơm cao áp phân phối (Bơm VE)

A. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BƠM CAO ÁP VE

1. Áp suất bơm yếu
a) Hiện tượng
 Động cơ hoạt động áp suất bơm giảm, xả khói đen nhiều, áp suất giảm thấp động cơ không hoạt động.
b) Nguyên nhân
- Mòn pít tông xy lanh, mòn van thoát, van điều chỉnh áp suất hỏng hay lò xo van yếu hoặc bơm chuyển nhiên liệu mòn, bơm nhiên liệu yếu.

2. Bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn
a) Hiện tượng
   Khi khởi động động cơ khó nổ hoặc không nổ được.
b) Nguyên nhân
- Do đặt bơm sai, bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn. Điều chỉnh cơ cấu phun sớm hoặc bộ điều tốc sai.
- Bơm bị chảy rỉ dầu do va chạm nứt, vỡ hoặc chờn, lỏng đai ốc, bu lông hãm.
3. Bơm cao áp không bơm được nhiên liệu
a) Hiện tượng
   Khi khởi động động cơ bơm cao áp không bơm được nhiên liệu đến các vòi phun động cơ không nổ.
b) Nguyên nhân
   Pít tông xy lanh bơm cao áp quá mòn, kẹt hỏng van thoát cao áp, chảy hở dầu làm giảm áp suất bơm, hoặc nhiên liệu quá bẩn.
     - Mòn xước, nứt, gãy xy lanh và pít tông bơm. Xy lanh bị mòn ở bề mặt quanh các lỗ nạp, lỗ thoát nhiên liệu dầu do những khu vực này thường xuyên tiếp xúc với dòng nhiên liệu vào và ra.
     - Mòn gãy cánh bơm chuyển nhiên liệu.
     - Mòn ống đẩy, chốt, gãy lò xo cơ cấu phun dầu sớm.
     - Bộ đôi van và đế van thoát cao áp sử dụng lâu ngày bị mòn phần mặt côn làm kín do ma sát hoặc do nhiên liệu bẩn.
     - Đệm đế van bị mòn hỏng, lò xo van gãy, yếu.
     - Đĩa vấu cam và các con lăn bị mòn, vỡ do chịu lực lớn và chịu mài mòn ma sát.
     - Hỏng các van áp suất, cháy cuộn dây van tắt máy điện từ.
     - Nứt, vỡ, chờn ren các lỗ lắp ống nối ở thân bơm và đầu bơm do chịu lực va chạm mạnh và chịu lực xiết lớn, tháo lắp không đúng kỹ thuật.


B. THÁO LẮP BƠM VE

1. Tháo bơm cao áp từ động cơ
     - Làm sạch bên ngoài bơm.
     -  Tháo bơm cao áp từ động cơ xuống (đúng quy trình đã học)
2. Tháo rời bơm cao áp
     -  Rửa sạch bên ngoài bơm tháo rời các chi tiết của bơm (theo đúng quy trình).
     -  Dùng dầu rửa sạch các chi tiết của bơm, để đúng nơi quy định.
      . Bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel sạch để rửa các chi tiết của bơm.
     -  Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bơm VE.
 3. Quy trình lắp
   1. Lắp các chi tiết của bơm theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). Cân chỉnh áp suất, lưu lượng, điểm bắt đầu bơm và bộ phun sớm.
   2. Lắp bơm lên động cơ (đúng quy trình)

C. KIỂM TRA BƠM CAO ÁP VE

1. Xác định lượng nhiên liệu bơm của các nhánh cao áp sau một số lần bơm nhất định.
2. Kiểm tra áp suất nén nhiên liệu của bơm 
     . Dùng đồng hồ áp suất lắp trên từng nhánh bơm để kiểm tra.
3. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình "MS"
     - Hành trình "MS" là khoảng hở đầu trục bộ điều tốc (khi chưa làm việc) Với bề mặt cơ cấu đẩy van trượt. Khoảng "MS" = 1 - 1, 2 mm, tương ứng với khe hở L/ = 0,15 - 0,35 mm (là khe hở bề mặt bích bánh răng bộ điều tốc và chốt trong thân bơm cao áp).
     - Khi kiểm tra tiến hành đo khe hở L/ và "MS" sau đó so với tiêu chuẩn. Nếu khe hở L/ và " MS " không đúng tiêu chuẩn thì tiến hành điều chỉnh như sau:
      . Văn vừa chặt trục bộ điều tốc sau đó đo khoảng cách L (khoảng cách từ bề mặt trục bộ điều tốc đến bề mặt thân bơm cao áp). L = 1, 5 - 2, 0 mm.
      . Nếu L không đúng tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh thêm, bớt đệm.
      . Sau khi điều chỉnh xong, xiết chặt đai ốc hãm lại.
kiểm tra bơm cao áp VE
a) Kiểm tra khe hở L        b) Kiểm tra khe hở "MS"     c) Kiểm tra khe hở L/
4. Kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu phun sớm.
a) Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu phun sớm.
Tiến hành kiểm tra bơm cao áp trên thiết bị chuyên dùng hoặc lắp bơm lên động cơ, cho động cơ hoạt động và quan sát khói xả và nghe tiếng nổ của động cơ để xác định sự làm việc của cơ cấu quá sớm hoặc quá muộn.
. Nếu cơ cấu làm việc làm việc điều chỉnh phun quá sớm sẽ có nhiều khói xả màu đen, xám có mùi dầu, nghe tiếng nổ dội đanh, động cơ làm việc không ổn định.
. Nếu cơ cấu làm việc điều chỉnh phun quá muộn khói xả có màu trắng, động cơ nóng công suất động cơ giảm, khó khởi động, tăng tốc yếu.
b) Phương pháp điều chỉnh:
- Cơ cấu làm việc phun quá sớm do lò xo ống đẩy quá yếu, lắp thiếu đệm. Tiến hành điều chỉnh thêm đệm ở lò xo cơ cấu phun dầu sớm.
     - Cơ cấu làm việc phun quá muộn do lắp lò xo quá căng, lắp nhiều đệm, mòn ống đẩy và xy lanh. 
     Điều chỉnh: tiến hành lắp đúng loại lò xo, bớt đệm hoặc thay ống đẩy mới.
     - Cơ cấu làm việc phun đúng thời điểm động cơ làm việc êm, công suất động cơ lớn, khói xả không màu, không mùi, động cơ làm việc ổn định.
 5. Kiểm tra, điều chỉnh độ cao bề mặt pít tông với xy lanh (Bơm của hãng TOYOTA)
   a) Kiểm tra độ cao (hành trình K)
     - Độ cao cho phép K= 3,2 - 3,9 mm. Khi lắp đầy đủ các vòng đệm phía trên và phía dưới đuôi pít tông và đệm phía trên lò xo hồi vị pít tông.
     - Độ dày đệm dưới đuôi pít tông B = 2, 0 - 2, 5 mm
     - Độ dày đệm phía trên lò xo hồi vị A = 1 - 2 mm
     - Độ cao khi bỏ đệm trên lò xo: "KF" = 5, 7- 5, 9 mm
   Kiểm tra dùng đồng hồ so đo qua lỗ phía trên xy lanh và đẩy pít tông ép lò xo hồi vị sau đó đọc trị số đo trên đồng hồ và so với tiêu chuẩn. Nếu sai điều chỉnh cho đúng yêu cầu.
   b) Phương pháp điều chỉnh
     - Khi độ cao k và"KF" sai khác so với tiêu chuẩn ta phải tiến hành điều chỉnh như sau:
      . Thêm hoặc bớt vòng đệm phía dưới đuôi pít tông 3 và đệm phía trên lò xo hồi vị 5 để đạt đúng độ cao tiêu chuẩn
   Các bước kiểm tra
kiểm tra piston bơm cao áp VE

D. SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP VE

1. Sửa chữa xy lanh pít tông bơm

   a) Hư hỏng và kiểm tra
     - Hư hỏng chính của xy lanh và pít tông bơm cao áp là bị mòn, ngoài ra còn bị nứt,  gãy, cong pít tông, cào xước bề mặt làm việc của bộ đôi xy lanh pít tông.
     - Kiểm tra dùng kính phóng đại quan sát vết nứt, gãy, cào xước bề mặt làm việc của pít tông, xy lanh.
     - Dùng đồng hồ áp suất chịu được 500 kG/cm2 lắp lên từng nhánh bơm để kiểm tra áp suất của bơm, áp suất bơm không được giảm thấp hơn 152 kG/cm2. Nếu áp suất giảm thấp là pít tông xy lanh bơm bị mòn. 
     - Kiểm tra bằng kinh nghiệm để rơi pít tông tự do trong xy lanh để xác định độ mòn. Nhúng pít tông và xy lanh vào trong dầu sạch, để đứng xy lanh bơm lên, lắp pít tông bơm vào trong xy lanh khoảng 1/3 chiều dài nếu pít tông rơi từ từ lọt vào trong xy lanh là khe hở đạt yêu cầu. Nếu pít tông rơi nhanh là khe hở lớn.
   b) Sửa chữa
     - Pít tông bị nứt gãy cong phải thay, xy lanh và pít tông mòn có thể mạ thép, mạ cờ rôm hoặc thay mới.

2. Sửa chữa van và đế van thoát cao áp

   a) Hư hỏng và kiểm tra 
     - Hư hỏng của bộ đôi van và đế van thoát cao áp là mòn bề mặt côn làm kín.
     - Kiểm tra dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra sự sụt áp của bơm trong thời gian nhất định (tương tự như kiểm tra van và đế van thoát cao áp của bơm cao áp tập trung)    
   b) Sửa chữa  
     -  Van và đế van mòn ít, mòn không đều có thể rà kín bằng bột rà chuyên dùng.
     - Mòn nhiều phải thay mới cả van và đế van

3. Sửa chữa các chi tiết khác của bơm

   a) Hư hỏng và kiểm tra 
     - Các lò xo,  yếu, gãy, giẩm tính đàn hồi. Đệm bị mòn 
     - Kiểm tra quan sát bằng mắt, đo chiều dài tự do của lò xo bằng dụng cụ chuyên dùng, sau đó so sánh với chiều dài tiêu chuẩn.
     - Các van áp suất, điện từ mòn, hỏng, cháy cuộn dây.
     - Các chốt, cần điều khiển bị cong, mòn, gãy 
     - Trục bơm và lỗ bạc lót mòn.
     - Các con lăn mòn không đều. Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ mòn của các con lăn 
     - Các vấu cam trên đĩa cam mòn ít, có thể hàn đắp, sửa nguội đúng độ cao quy định. 
     - Vấu cam trên đĩa cam mòn nhiều, thay đĩa cam mới  
   b) Sửa chữa 
     -  Nếu chiều dài lò xo giảm quá 2 mm phải thay lò xo mới đúng loại, các đệm bị mòn thay đệm mới.
     - Các van áp suất, van điện từ mòn, hỏng cuộn dây bị cháy thay mới đúng loại. 
     - Các chốt, cần điều khiển bị cong nắn lại, mòn gãy phải thay mới
     - Trục bơm và lỗ bạc lót bị mòn nhiều, thay mới.
     - Các con lăn bị mòn không đều phải thay tất cả các con lăn đúng loại

Post a Comment

0 Comments