Recents in Beach

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh tang trống ô tô

1. Cấu tạo phanh tang trống ô tô

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh tang trống ô tô

Phanh trống gồm có các bộ phận sau đây.
(1) Xi lanh bánh xe
(2) Guốc phanh
(3) Má phanh trống
(4) Lò xo phản hồi
(5) Trống phanh
(6) Pittông
(7) Cúppen pittông

2. Nguyên lý hoạt động phanh tang trống ô tô

Phanh trống làm lốp ngừng quay bằng áp suất thuỷ lực truyền từ xilanh chính đến xilanh phanh để ép guốc phanh vào trống phanh, trống này quay cùng với lốp.
Khi áp suất đến xilanh phanh của bánh xe không xuất hiện, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc rời khỏi mặt trong của trống trở về vị trí ban đầu của nó.
Vì trống phanh bao quanh guốc phanh, nên khó tiêu tán nhiệt phát sinh. Loại phanh này chịu nhiệt kém.

3. Guốc dẫn và guốc kéo phanh tang trống ô tô

Guốc dẫn và guốc kéo phanh tang trống ô tô

Khi áp suất thuỷ lực tác động vào xilanh của bánh xe, các guốc phanh ở cả hai bên trống bị ép vào mặt trong của trống bằng một lực tương ứng với áp suất thuỷ lực do pittông tác động. Như thể hiện ở hình bên trái, các lực nén khác nhau phát sinh ở các guốc bên phải và bên trái.
Lực ma sát làm cho guốc ở bên trái miết vào trống theo chiều quay, ngược lại guốc ở bên phải phải chịu lực đẩy của trống quay làm giảm lực nén.
Tác động làm tăng lực ma sát miết vào trống được gọi là chức năng tự cấp năng lượng, và guốc nhận chức năng đó gọi là guốc dẫn, và guốc không nhận được chức năng này được gọi là guốc kéo.

4. Phân loại phanh tang trống ô tô

Phân loại phanh tang trống ô tô

Phanh trống có các loại khác nhau, tuỳ theo sự kết hợp của guốc dẫn và kéo. Việc sử dụng chính xác phụ thuộc vào mục đích, và đặc điểm do guốc dẫn và kéo tạo ra. 
 Loại dẫn và kéo 
 Loại hai guốc dẫn 
 Loại có một trợ động 
 Loại trợ động kép 
Mũi tên xanh:
Chiều quay của bánh xe
Mũi tên đỏ:
Chiều dịch chuyển của pittông

5. Điều chỉnh khe hở phanh tang trống

Điều chỉnh khe hở phanh tang trống
(1) Loại điều chỉnh tự động 
Loại điều chỉnh tự động phanh tang trống

Má phanh trống gắn vào bề mặt của guốc phanh bị mòn đi khi sử dụng phanh. Phải điều chỉnh khe hở giữa trống và má phanh trống theo định kỳ để duy trì hành trình chính xác của bàn đạp phanh.
Các phanh kiểu tự động điều chỉnh, tự điều chỉnh khe hở này một cách tự động.
Việc điều chỉnh tự động sẽ tiến hành khi tác động phanh đỗ xe hoặc trong khi phanh bằng cách dùng cần điều chỉnh xoay cơ cấu điều chỉnh để điều chỉnh khe hở này.
(2) Loại điều chỉnh bằng tay 
Loại điều chỉnh bằng tay phanh tang trống
Đo đường kính trong của trống phanh.
Xoay cơ cấu điều chỉnh để điều chỉnh đường kính ngoài của các guốc phanh để cho nó nhỏ hơn đường kính trong của trống phanh khoảng 1 mm.
Dùng một tô vít, xoay đai ốc điều chỉnh và doãng rộng các guốc cho đến khi chạm vào trống.
Xoay đai ốc điều chỉnh ngược lại một số khấc theo quy định. Tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa để biết số khấc quy định này.
Điều chỉnh độ cao của bàn đạp phanh
Điều chỉnh độ cao của bàn đạp phanh
Dùng một cái thước để đo độ cao của bàn đạp phanh. Nếu độ cao này nằm ngoài giới hạn qui định, phải điều chỉnh độ cao của bàn đạp. 
Phải bảo đảm các hành trình cần thiết để đạt được lực phanh chính xác. 
Điều chỉnh phanh sao cho chúng không làm việc khi không đạp bàn đạp phanh. 
Tắt động cơ, đạp bàn đạp phanh vài lần để khử tác dụng của bộ trợ lực phanh. Rồi dùng ngón tay ấn nhẹ lên bàn đạp và đo hành trình tự do của bàn đạp bằng một cái thước.
Xem thêm : Sơ đồ hệ thống phanh ô tô

Post a Comment

0 Comments