Recents in Beach

Kim loại quý hiếm đắt nhất thế giới - Rodi (Rhodium)

Nguyên tố kim loại Rodi(Rhodium) có màu là một nguyên tố kim loại màu trắng bạc có ánh kim cao và chống ăn mòn. Nó được xem là kim loại quý hiếm nhấtgiá trị nhất trên thế giới nhưng giá cả dao động mạnh, phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.
Rhodium
Rhodium
Tên gọi Rhodium có xuất xứ Hi Lạp “rhodon”, nghĩa là hoa hồng, tên gọi lấy từ màu đỏ hoa hồng của các muối của nó.

Vì sao Rhodium là kim loại đắt nhất thế giới?


Do việc chiết tách công nghiệp của rhodi là phức tạp do kim loại này có trong các quặng hỗn hợp với các kim loại khác như paladi, bạc, platin, vàng và cũng nhưng những công dụng lợi ích lớn của nó mà nó được xem là kim loại đắt nhất và quý hiếm nhất thế giới.
Các nhà xuất khẩu rhodi chính là Nam Phi (>80%), sau đó là Nga. Sản lượng toàn thế giới mỗi năm khoảng 25 tấn và có rất ít các khoáng vật rhodi nên giá bán rhodium lên xuống thất thường. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian ngắn ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 giá rhodium lên tới 10.025 USD mỗi ounce, nhưng trước khi hết năm 2008 nó giảm đến 90%. Năm 2017, giá rhodium tăng lên hơn gấp đôi, thêm 1000 USD cho mỗi ounce sau 12 tháng hạ giá kể từ giữa năm 2016.

Nguồn gốc kim loại đắt nhất thế giới Rhodium

Rhodi được William Hyde Wollaston phát hiện năm 1803, ngay sau khi ông phát hiện ra paladi. Ông thực hiện tìm kiếm này tại Anh, sử dụng quặng platin thô mà có lẽ ông đã thu được từ Nam Mỹ.
William Hyde Wollaston người phát hiện ra Rhodium
William Hyde Wollaston
Trình tự công việc của ông là hòa tan quặng trong nước cường toan, trung hòa dung dịch bằng hiđrôxít natri (NaOH). Sau đó ông kết tủa platin dưới dạng cloroplatinat amoni bằng cách cho thêm clorua amoni (NH4Cl). Nguyên tố paladi được loại bỏ dưới dạng xyanua paladi sau khi xử lý dung dịch bằng xyanua thủy ngân. Vật chất còn lại là clorua rhodi (III) có màu đỏ (vì thế mà có tên gọi): rhodi kim loại được cô lập thông qua việc khử bằng khí hiđrô.

Công dụng Rhodium

Ứng dụng chủ yếu của rhodi là làm tác nhân tạo hợp kim để làm cứng platin và paladi. Các hợp kim này được dùng trong các trục cuốn và ống lót của lò luyện để sản xuất các sợi thủy tinh, các thành phần của cặp nhiệt điện, các điện cực cho bu gi của tàu bay và các nồi nấu trong phòng thí nghiệm. Các ứng dụng khác có:

- Dùng làm vật liệu chế tạo tiếp điểm điện do điện trở thấp, điện trở tiếp xúc thấp và ổn định cùng khả năng chống ăn mòn cao của nó.
- Lớp mạ rhodi (do mạ điện hay phủ hơi rhodi) rất cứng và được dùng cho các thiết bị quang học.
Kim loại này cũng được dùng trong ngành kim hoàn và dùng trang trí. Nó được mạ điện trên vàng trắng để tạo ra cho chúng bề mặt trắng có tính phản chiếu ánh sáng. Trong nghề kim hoàn người ta gọi nó là lóe sáng rhodi. Nó cũng có thể được dùng để che phủ bạc mười nhằm giúp cho kim loại không bị xỉn màu, do có hợp chất đồng trong bạc mười.
- Đóng vai trò chất xúc tác hữu ích của nhiều quy trình công nghiệp (đáng chú ý là nó được sử dụng trong hệ thống xúc tác của các bộ chuyển đổi xúc tác trong ô tô và để cacbonyl hóa có xúc tác của metanol nhằm sản xuất axít axetic theo quy trình Monsanto). Nó cũng xúc tác bổ sung cho các hydrosilan để tạo liên kết đôi, một quy trình quan trọng trong sản xuất một vài dạng cao su silic nhất định.
- Phức chất của ion rhodi với BINAP tạo ra chất xúc tác bất đối xứng sử dụng rộng rãi trong tổng hợp bất đối xứng, như trong tổng hợp menthol.
Làm bộ lọc trong các hệ thống chụp chiếu ngực do các tia X đặc trưng mà nó sinh ra.
Tạo ra các loại bút mực chất lượng rất cao, sản xuất với số lượng giới hạn. Nổi tiếng với các hiệu: Graf von Faber-Castell, Caran D'ache và Montblanc.

Post a Comment

0 Comments