Thiết kế hệ thống phanh khí cho xe tải 5 tấn dựa trên cơ sở là xe Zil-130
Công việc thiết kế hệ thống phanh bao gồm các phần sau.- Phân tích hệ thống phanh
- Lựa chọn phương án thiết kế cơ cấu phanh và dẫn động phanh nhằm đạt hiệu quả phanh cao nhất trong mọi điều kiện hoạt động của xe.
- Thiết kế các cụm chi tiết trong hệ thống phanh một cách phù hợp.
Hệ thống phanh ô tô gồm có phanh chính (phanh chân) và phanh phụ (phanh tay). Sở dĩ phải làm cả phanh chính và phanh phụ là để đảm bảo an toàn khi
ô tô chuyển động phanh chính và phanh phụ có thể có cơ cấu phanh và dẫn động phanh hoàn toàn riêng rẽ hoặc có thể có chung cơ cấu phanh nhưng dẫn động phanh hoàn toàn riêng rẽ. Dẫn động phanh của phanh phụ thường dùng loại cơ khí.
Phanh chính thường dùng loại dẫn động dầu gọi là phanh thuỷ lực hoặc khí gọi là phanh khí. Khi dùng phanh dầu lực tác dụng lên bàn đạp sẽ lớn hơn so với phanh khí vì lực này là để sinh ra áp suất của dầu trong bầu chứa dầu và hệ thống phanh, còn ở phanh khí lực này chỉ cần thắng lực cản của lò xo để mở van phân phối của hệ thống phanh, vì vậy phanh dầu chỉ lên dùng ở ô tô du lịch, xe tải cỡ nhỏ và trung bình vì ở các loại ô tô này mômen phanh ở các bánh xe nhỏ, do đó lực trên bàn đạp cũng nhỏ, ngoài ra phanh dầu còn gọn gàng rễ bố trí hơn phanh khí.
Phanh khí thường sử dụng trên ô tô tải trung bình và lớn. Ngoài ra để tận dụng ưu điểm của 2 loại phanh người ta dùng dẫn động phanh kết hợp thuỷ khí.
0 Comments