Recents in Beach

Nhiệm vụ cấu tạo cơ cấu đóng mở bướm gió của bộ chế hòa khí

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ

1. Nhiệm vụ

- Cơ cấu đóng mở bướm gió có nhiệm vụ điều khiển bướm gió mở sau khi đông cơ khởi động xong tránh được hao tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường

2. Yêu cầu

- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng.
- Độ nhạy cao, điều khiển linh hoạt.

3. Phân loại

 Cơ cấu điều khiển bướm gió trên bộ chế hòa khí thường dùng loại bán tự động, tự động hay bằng điện.

II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ

1. Công dụng, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động cơ cấu khởi động


Cơ cấu khởi động có nhiệm vụ giúp động cơ khởi động dễ dàng khi nguội. Thông thường khi khởi động động cơ số vòng quay trục khuỷu nhỏ, sức hút yếu, xăng phun ra không đủ lượng cần thiết, nên động cơ khó nổ.
Trên họng của bộ chế hòa khí có trang bị bướm gió điều khiển bằng nút kéo hay tự động. Khi khởi động động cơ, bướm gió được đóng lại sức hút ở khu vực phía dưới bướm gió tăng lớn, xăng được hút phun ra ở vòi phun chính và lỗ phun hỗn hợp của đường xăng không tải lúc này hỗn hợp đậm động cơ dễ nổ.
Cơ cấu khởi động với vị trí bướm gió đóng.
Cơ cấu khởi động với vị trí bướm gió đóng.
Để tránh hỗn hợp quá đậm máy bị ngột xăng, trên bướm gió có bố trí van tự động. Van này tự động mở dưới tác dụng của sức hút sẽ bổ sung thêm không khí cho khí hỗn hợp. Bướm gió còn được đặt lệch tâm với trục của nó để có thể tự mở khi sức hút tăng lên.

2. Cơ cấu tự động điều khiển bướm gió

Đề phòng trường hợp lái xe quên đẩy nút kéo mở hoàn toàn bướm gió sau khi khởi động xong máy đã nổ. Bộ chế hòa khí tự động điều khiển bằng điện tử có trang bị cơ cấu điều khiển bướm gió sau:
a) Điều khiển bán tự động
 Sơ đồ cấu tạo, bướm gió được đóng nhờ nút kéo tay, một cuộn dây điện từ duy trì vị trí đóng của bướm gió để khởi động, sau đó bướm gió được mở nhờ lò xo kéo và công tắc nhiệt điện. 
 Nguyên tắc hoạt động: Khi đóng khóa công tắc máy, cuộn dây điện từ nối với ắc quy, muốn đóng bướm gió, lái xe kéo núm dây cáp, lúc này cuộn dây điện từ được từ hóa hút lõi thắng sức kéo của lò xo để duy trì bướm gió ở vị trí đóng, giúp khởi động dễ dàng.
Bướm gió tự động mở nhờ cuộn dây điện từ và lò xo
Bướm gió tự động mở nhờ cuộn dây điện từ và lò xo
Sau khi khởi động xong, nhiệt độ của động cơ tăng lên làm cho công tắc nhiệt cắt mạch điện, cuộn dây điện từ mất từ tính, lò xo sẽ kéo bướm gió mở lớn trở lại.    
b) Điều khiển tự động
Cơ cấu điều khiển bán tự động vừa mô tả ở trên, cánh bướm gió thường ở vị trí đóng khá lâu sau khi động cơ đã nổ được. Việc mở muộn bướm gió làm hao tốn nhiều nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Ô tô đời mới trang bị cơ cấu điều khiển tự động đóng mở cánh bướm gió, hoạt động dựa trên nhiệt độ ống xả và độ chân không nơi ống góp hút.
Cấu tạo: Hình 10.3 giới thiệu cấu tạo của cơ cấu này. Gồm có một lò xo lưỡng kim, cảm biến nhiệt và một pisston chân không. Cả hai chi tiết này cùng kết hợp với cánh bướm gió. Lò xo nhiệt là một lò xo lá quấn tròn làm bằng hai dải kim loại có hệ số giãn nở khác nhau và thường xuyên chịu nhiệt độ của khí thải trong ống góp hơi thoát piston chân không được điều khiển do sức hút ở trong ống góp hút.


Cơ cấu tự động điều khiển đóng mở bướm gió
Cơ cấu tự động điều khiển đóng mở bướm gió
Do hệ số dãn nở khác nhau của hai dải kim loại ghép lại thành lò xo nên khi nhiệt độ thay đổi, lò xo sẽ cuốn lại hay dãn (bung ra) để điều khiển cánh bướm gió đóng kín hay mở lớn nhất.
Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ nguội, lò xo cuốn lại kéo bướm gió đóng kín họng bộ chế hòa khí. Trong lúc máy khởi động quay trục khuỷu thực hiện quá trình khởi động động cơ, tùy theo vị trí của bướm ga, pít tông chân không sẽ làm cho bướm gió hé mở bảo đảm đúng tỷ lệ khí hỗn hợp cho động cơ khởi động dễ dàng.
Khi động cơ đã nổ được, nhiệt độ khí thải sẽ làm cho lò xo nhiệt dãn bung ra kéo bướm gió mở. Cho đến khi nhiệt độ của động cơ đạt đến nhiệt độ bình thường, bướm gió sẽ được kéo mở lớn nhất.
 c) Điều khiển bằng điện
Ngày nay nhiều ôtô được trang bị cơ cấu điều khiển tự động đóng mở bướm gió nhờ điện (Hình 10.4). 
Cấu tạo: Loại này gồm một dây điện trở nhận điện từ ắc quy khi đóng công tắc máy.
Dây điện trở có nhiệm vụ là tạo thêm nhiệt nung nóng lò xo lưỡng kim để mở bướm gió nhanh hơn nhằm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Trong thời gian khởi động và đợi cho đến khi động cơ đạt đến nhiệt độ bình thường, ở trong khí thải chứa rất nhiều khí độc HC (Hydrocarbon) và CO (Carbon monoxide)
Nhiệt độ của dây điện trở cộng với nhiệt độ khí thải trong ống góp thoát sẽ làm cho bướm gió mở nhanh hơn từ 1 - 2 phút giảm được khí độc hại.
Có một vài cơ cấu tự động điều khiển đóng mở bướm gió chỉ dùng điện ắc quy và piston chân không, mà không cần lấy nhiệt của khí thải.
Cơ cấu điều khiển đóng mở bướm gió bằng điện

III. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA CƠ CẤU

1. Khởi động động cơ khó nổ
a) Hiện tượng: 
- Khi khởi động kéo núm bướm gió, khởi động động cơ khó nổ
b) Nguyên nhân:
- Bướm gió bị kẹt đóng không kín hòa khí loãng, động cơ khó nổ.
2. Động cơ làm việc bộ chế hòa khí cung cấp hỗn hợp quá đậm
a) Hiện tượng 
- Động cơ làm việc xả nhiều khói đen, bộ chế hòa khí cung cấp hỗn hợp quá đậm so với thành phần hòa khí động cơ yêu cầu.
b) Nguyên nhân:
- Bướm gió mở không hết làm tăng độ chân không ở họng bộ chế hòa khí.

III. QUY TRÌNH THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ

1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí  
2. Tháo và kiểm tra các chi tiết của cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động. 
3. Làm sạch các chi tiết của cơ cấu và bơm mỡ các chốt dẫn động.
4.Sửa chữa, thay thế chi tiết hỏng của cơ cấu đóng mở bướm gió.
5. Lắp và điều chỉnh cơ cấu đóng mở bướm gió.

IV. THÁO LẮP CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ

A. QUY TRÌNH THÁO 
  1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
  2. Tháo các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió: Tháo các cần dẫn động liên quan giữa trục bướm ga với bướm gió.
  3. Tháo cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động cơ cấu đóng mở bướm gió.
  4. Tháo các vít bắt chặt nắp của bộ chế hòa khí với phần thân. 
  5. Tháo rời bướm gió và trục bướm gió (nếu cần phải kiểm tra, sửa chữa)
  6. Làm sạch các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió
  7. Kiểm tra hư hỏng các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió.
  B. QUY TRÌNH LẮP 
(Ngược với quy trình tháo). Các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió sau khi đã thay thế tiến hành lắp lại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

V. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ

 1. Tháo và làm sạch các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió.
    - Dùng dụng cụ tháo và dung dịch làm sạch.
  2. Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió: Cơ cấu điều khiển và cần dẫn động, hoạt động của bướm gió đóng, mở nhẹ nhàng, bướm gió mở được hoàn toàn.
    - Kiểm tra bằng mắt thường
  3. Làm sạch các chi tiết và bơm mỡ các chốt dẫn động.
  4. Lắp và điều chỉnh cơ cấu đóng mở bướm gió.
    - Chọn đúng dụng cụ lắp và điều chỉnh
  5. Lau chùi dụng cụ, thu dọn và vệ sinh nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.   

VI. SỬA CHỮA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ

 A. THÁO CƠ CẤU ĐÓNG, MỞ BƯỚM GIÓ
   1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
   2. Tháo rời cơ cấu đóng mở bướm gió (đúng quy trình)
   3. Làm sạch các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm gió.
   4. kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động 
 B. SỬA CHỮA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ
1. cơ cấu điều khiển
  a) Hư hỏng và kiểm tra
    - Hư hỏng của cơ cấu điều khiển đóng mở bướm gió bằng điện thường bị cháy, đứt cuộn dây xôlênoy.
  - Lò xo nhiệt mất tính đàn hồi, gãy 
  - Kiểm tra cuộn dây điện từ bị cháy, đứt dùng đồng hồ đo vạn năng hoặc dùng ôm kế đo điện trở của cuộn dây. Nếu đồng hồ báo trị số lớn vô cùng chứng tỏ cuộn dây bị đứt hoặc bị cháy
  b) Sửa chữa cuộn dây điện từ bị đứt không nối lại được hoặc bị cháy phải thay.
  - Lò xo nhiệt mất tính đàn hồi gãy không bung ra được nữa thì thay lò xo mới.
2. Các cần dẫn động.
   a) Hư hỏng và kiểm tra
    - Hư hỏng các cần dẫn động thường bị cong, biến dạng, gãy
    - Kiểm tra bằng mắt thường.
   b) Sửa chữa nếu các cần dẫn động bị cong thì nắn lại cho thẳng, nếu bị biến dạng nhiều, hoặc gãy thì phải thay cần dẫn động mới. 
  C. LẮP CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GIÓ 
    - Lắp các chi tiết theo thứ tự ngược với quy trình tháo

Post a Comment

0 Comments