Recents in Beach

Khái niệm phân loại các dạng kiến thức cơ bản về khuôn mẫu?

Khuôn là gì? là một dụng cụ làm bằng kim loại để sản xuất sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn và ổn định hơn.
Có rất nhiều kiểu khuôn để đúc các sản phẩm khác nhau. Sau đây là các dạng chủ yếu.
Ví dụ: khuôn bánh quy hình con cá.

Khuôn bánh quy hình con cá

Các dạng khuôn mẫu:

Khuôn Đúc


Đúc các chi tiết bằng cách rót kim loại lỏng nóng chảy vào lòng khuôn (liquid metal).

Sản phẩm khuôn đúc:

- Thân động cơ , bộ phân phối, cổ xả, bánh xe, những pho tượng nhỏ

Khuôn rèn dập

Tạo hình bằng cách dập vật liệu trong khuôn dập.

Sản phẩm khuôn rèn rập:

- Các sản phẩm cần độ bền cao như là trục khuỷu, tay biên, hoặc khớp nối.
More details
Phương pháp rèn vật liệu đã được nung nóng trước được gọi là dập nóng. Ngoài ra, phương pháp dập vật liệu mà không cần nung nóng nó lên gọi là dập nguội: Dập nguội được sử dụng để dập vật liệu mềm như nhôm chẳng hạn.

Khuôn ép

Dập bằng cách ép một tấm kim loại vào lòng khuôn (Thường dùng với kim loại tấm)

Sản phẩm khuôn ép:

- Khung, Cánh cửa, Vành xe thép, Khay bằng nhôm, ca , cốc ...
More details
Các nguyên công trên khuôn ép bao gồm uống (Lên Biên dạng), Cắt (Cắt đi những phần không cần thiết), Vát cạnh (Gia công đi cạnh), lên vành gờ và tạo hình những phần còn lại. Một số bộ phận được dập thông qua vài công đoạn, và phương pháp ép liên tục được sử dụng để thực hiện các công đoạn liên tiếp này.

Khuôn đúc áp lực

Đúc bằng cách nén kim loại lỏng và phun nó vào khuôn.
Khuôn đúc áp lực

Sản phẩm khuôn đúc áp lực:

- Những sản phẩm bằng nhôm như bộ phận của động cơ, Sản phẩm chính xác

Khuôn nhựa

Khuôn nhựa được sử dụng để đúc các sản phẩm nhựa bằng cách nung nóng vật liệu nhựa "molding material" Chẳng hạn như chất dẻo và ép vào trong khuôn.
Khuôn nhựa được sử dụng cho nhiều phương pháp khác nhau Khuôn ép phun "injection molding", Khuôn ép, Khuôn đùn. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khuôn ép nhựa sau. Bây giờ, chúng ta sẽ thảo luận về các phương pháp khác ở đây.

Sản phẩm khuôn nhựa:

- Sản phẩm nhựa như đồ điện gia dụng, nội thất ôtô, hoặc các sản phẩm chất dẻo nói chung như là chai nhựa.

* Khuôn ép

Đúc bằng cách đặt vật liệu vào trong khuôn rồi ép nó

Chi tiết hơn:
Procedure
Đặt một lượng phù hợp Vật liệu đúc "molding material" là Chất dẻo nhiệt rắn "thermosetting plastics" vào trong khuôn.
Đóng khuôn trên, và sau đó nung nóng lên và nén khuôn.
Vật liệu sẽ mềm và hóa dẻo, điền đẩy khuôn.
Vật liệu sẽ đông đặc hoàn toàn với nhiệt độ và áp suất dư.
Mở khuôn và tháo chi tiết ra nhờ chốt đẩy.
Ưu điểm
- Khi mà vật liệu đúc được đặt trong khuôn, nó sẽ không di chuyển và biến dạng của các chi tiết có thể được giảm đi.
- Khi mà áp lực để kẹp khuôn được ép trực tiếp vào vật liệu đúc có thể đạt được sản phẩm chính xác.
- Như là Cổng phun "gate" là không cần, không hạn chế về loại vật liệu đúc (hạt nhỏ, bột, vv.).
- Bời vật, Nó được sử dụng để ép các chất dẻo nhiệt rắn "thermosetting plastics".
- Do kết cấu đơn giản, giá thành thiết bị có thể giảm.
Nhược điểm
- Nếu nung nóng khi khuôn không đóng hoàn toàn hoạc áp suất lớn vật liệu đúc có thể rò qua khuôn.
- Nếu quá nhiều vật liệu đúc đặt vào khuôn, có thể tràn ra ngoài.
- Many Ba Via "flashes" sẽ có nhiều.

* Đùn "Extrusion"

Máy đùn liền tục được hình thành bằng cách đặt vật liệu (cung cấp qua phễu) với một trục vít, và được trộn vật liệu, ra ngoài cổng ra của thiết bị. Vật liệu sẽ có hình dáng giống tiết diện cửa ra của thiết bị.
Chi tiết hơn
Quy trình công nghệ
Đặt vật liệu "molding material" vào phễu (thùng chứa vật liệu trên máy).
Hóa dẻo "Plasticate" nó bằng cách khuấy trộn nó trong một trục vít có bộ gia nhiệt.
Đùn vật liệu khuôn ra bằng trục vít qua một cái lỗ nhỏ ở đỉnh khuôn (điều chỉnh thiết bị ra để đưa ra hình dạng sản phẩm mong muốn).
Kết thúc đúc bằng sự Nguội cứng "solidification".
Ưu điểm
- Đùn, thực hiện liên tục và có hiệu quả.
Nhược điểm
- Phạm vi áp dụng cho phương pháp này chỉ là những sản phẩm có dạng hình trụ hoặc mặt cắt là trụ rỗng. 

* Khuôn thổi

Đúc bằng cách đặt vật liệu dạng ống (parison) vào trong khuôn và thổi không khí vào.

Chi tiết hơn
Quy trình công nghệ
Ngắt một đoạn Vật liệu "molding material" đặt nó vào trong khuôn hình ống có hai nửa riêng biệt.
Thổi không khí nén vào trong vật liệu đúc, Làm cho nó giãn nở Cho tới khi có cùng hình dạng với khuôn để đúc.
Ưu điểm
- Được sử dụng rộng rãi cho nhiều sản phẩm dạng chai lọ.

* Đúc chân không

Vật liệu tấm được nung nóng và áp sát với lòng khuôn nhờ hút chân không để tạo hình chi tiết của khuôn sử dụng hút chân không.
có thể dùng cả khuôn lõm và khuôn lồi.

Chi tiết hơn
Quy trình công nghệ
Làm mềm một tấm vật liệu đúc là chất dẻo nhiệt dẻo "thermoplastics" vật liệu đúc "molding material" với nhiệt độ.
Hút không khí ra khỏi ra khỏi khuôn qua lỗ thông hơi để tạo độ chân không, Khiến vật liệu đúc đồng dạng với khuôn và mang hình dạng của nó.
Cho không khí vào trở lại và tháo sản phẩm đúc ra ngoài.
Ưu điểm
- Vì áp lực đúc "molding pressure" có thể nhỏ hơn áp lực khí quyển (10,333kg/), vữa, gỗ, hoặc chất dẻo nhiệt rắn "thermosetting plastics" có thể được sử dụng trong khuôn.
- Kích thước sản phẩm lớn có thể đúc với giá thành tương đối thấp.
Nhược điểm
- Phương pháp này nói chung không dùng cho các chi tiết có hình dạng phức tạp.

* RIM (Reaction Injection Molding)- Đúc ép phản ứng

Đúc bằng cách trộn hai hay nhiều vật liệu phản ứng với nhau trong khuôn. Sản phẩm của phản ứng là một chất mới điền đầy khuôn.
Chi tiết hơn
Quy trình công nghệ
Bơm vật liệu đúc "molding material" bao gồm hỗn hợp của chất xúc tác và chất kích hoạt vào trong khuôn.
Tạo ra chất copolymerization ở trong khuôn.
Ưu điểm
- Phương pháp này đòi hỏi áp suất nén thấp hơn bình thường so với khuôn ép phun "injection molding", Nhôm và vật liệu sợi có thể được sử dụng.
- Những khuôn cỡ lớn và hình dáng phức tạp có thể được sử dụng.
Nhược điểm
- Chất copolymerization có thể sinh ra khí, nó nén không khí ở trong khuôn có thể gây cháy "burns".
chu trình đúc "Molding cycle" bị kéo dài.

* FRP (Fiber Reinforced Plastics) Molding- Đúc chất dẻo có sợi tăng cứng

Sử dụng sợi thủy tinh hoặc sợi các bon như là chất tăng cường.
Có 2 loại kiểu đúc này - phương pháp SMC (Đúc tấm) và phương pháp đúc thủ công.

Chi tiết hơn
Phương pháp đúc tấm SMC (Sheet Molding Compound)
Quy trình công nghệ
Đặt vật liệu tấm molding material có sợi đệm được cuốn bằng polyeste vào trong khuôn.
nén vật liệu dưới nhiệt độ và áp suất.
Ưu điểm
- Độ dày đồng đều và những phần phức tạp có thể đúc được. Ngoài ra, Cả hai bề mặt của sản phẩm được làm nhắn bóng.
Phương pháp thủ công
Quy trình công nghệ
Đặt vật liệu nhựa dạng sợi theo hình dáng của khuôn.
Trải nhựa lỏng lên trên và cứng lại ở nhiệt độ phòng.
Ưu điểm
- Phương pháp này để đúc những chi tiết bằng chất dẻo có sợi gia cường có kích thước tương đối lớn. 
- Máy móc thiết bị là không cần thiết.
Nhược điểm
- Do làm bằng tay, nên khó làm được độ dày đồng đểu, khiến chu trình đúc "molding cycle" cực kì dài.


* Đúc ép chuyển

Làm mềm vật liệu bởi gia nung nóng trong khoang nung và đẩy nó vào khuôn.

Chi tiết hơn
Quy trình công nghệ
Làm mềm vật liệu đúc "molding material" trong khoang nung.
Đẩy vật liệu đã được làm mềm vào lòng khuôn bằng áp lực.
Đông cứng nhựa nóng chảy.
Mở khuôn và lấy chi tiết ra.
Ưu điểm
- Quy trình đúc này tương tự như khuôn ép phun "injection molding"; tuy nhiên, đúc ép chuyển cần nhiệt độ của vật liệu đúc trong khoang nung để làm nóng chảy nó thành nhựa nóng chảy.
- Được sử dụng rộng rãi cho việc đúc chất dẻo nhiệt rắn "thermosetting plastics".
- Đúc ép chuyển được phát triển để đúc các chi tiết mà khó được được bằng đúc áp lực, nhưng hiện tại được sử dụng cho một số loại chi tiết nhất định.
- Tốt nhất là sử dụng để tạo ra một hình dạng phức tạp hoặc là sản phẩm đúc đầy.
Nhược điểm
- Giá thành sản xuất khuôn cao.

Post a Comment

0 Comments