Recents in Beach

Hướng dẫn sử dụng một số dụng cụ tháo lắp sửa chữa

I. Dụng cụ tháo lắp

1. Tuốcnơvít:
a. Công dụng
Tuốcnơvít dùng để tháo, lắp vít có đầu xẻ r•nh
b. Cấu tạo
Cấu tạo tuốcnơvít gồm có phần cán được đúc bằng nhựa tốt và mũi tuốcnơvít làm bằng kim loại tôi cứng. Mũi có hai loại là dẹt và bốn chấu và có chiều dài khác nhau. Ngoài ra còn có tuốcnơvít tự động, loại này cán bằng kim loại được gắn với phần đầu dùng lắp mẫu tuốcnơvít.
Các loại tuốcnơvít
Các loại tuốcnơvít

c. Cách sử dụng: 
Chọn tuốcnơvít phù hợp với loại vít cần tháo lắp: cỡ r•nh, loại r•nh, loại dẹt hay bốn chấu, tuốcnơvít to hay nhỏ. Khi sử dụng, cầm chắc đầu cán tuốcnơvít vào giữa lòng bàn tay và theo phương thẳng đứng vừa ấn tuốcnơvít xuống vừa vặn ra hoặc vặn vào.
Khi dùng tuốcnơvít tự động phải vặn đầu lắp mũi tuốcnơvít ra hay vào, rồi dùng búa đóng mạnh để mẫu tuốcnơvít tự xoay.
Tuyệt đối không dùng tuốcnơvít để thay thế cho mũi nạy hoặc đục.
2. Kìm 
a. Công dụng:  Kìm  dùng để kẹp chặt hoặc tháo, lắp chi tiết.
b. Cấu tạo: Kìm  là một dụng cụ thông dụng và có nhiều loại. Tên của các loại kìm  thường được đặt theo hình dáng như: kìm  nhọn, kìm  mỏ quạ v.v... hoặc theo công dụng như: kìm  bấm, kìm  cắt, kìm  tháo xecmăng, kìm  tháo xu páp, kìm  tháo phanh h•m v.v..
Khi sử dụng, tuỳ theo nhu cầu chi tiết cần kẹp chặt hay tháo để chọn loại kìm  thích hợp. Tuyệt đối không dùng kìm  để vặn các bu lông hoặc đai ốc tránh làm tròn các đầu lục giác.
Cấu tạo và cách sử dụng kìm nhọn
Cấu tạo và cách sử dụng kìm nhọn
Cấu tạo và các sử dụng kìm thông dụng
Cấu tạo và các sử dụng kìm thông dụng
3. Mỏ lết
a. Công dụng
Mỏ lết dùng để vặn các bu lông hoặc đai ốc không tiêu chuẩn vì độ mở của nó có thể điều chỉnh được. 
b. Cấu tạo
Cấu tạo của mỏ lết Gồm có hai hàm, hàm cố định liền với cán, hàm di động điều chỉnh ra vào được nhờ trục vít xoay. Clê mỏ lết có nhiều loại với kích thước chiều dài khác nhau: 100mm, 250mm v.v...Loại 100mm có độ mở lớn nhất là 14mm, loại 300mm có độ mở lớn nhất là 36mm.
Cấu tạo mỏ lết
c. Cách sử dụng
Clê mỏ lết chỉ dùng để vặn các bu lông hoặc đai ốc không tiêu chuẩn, vì độ mở của nó có thể điều chỉnh được. Các bu lông hoặc đai ốc có mô men vặn lớn như bu lông nắp máy, bu lông gối đỡ chính và bu lông thanh truyền...không thể dùng clê náy để tháo vặn. Nếu sử dụng không đúng có thể làm hỏng mỏ lết và hỏng các góc cạnh của bu lông hoặc đai ốc.
Cách sử dụng mỏ lết
Cách sử dụng mỏ lết


4. Clê dẹt và clê tròng hai đầu
a. Công dụng
Clê dẹt và clê tròng dùng để tháo vặn các bu lông hoặc đai ốc tiêu chuẩn và có mô men vặn không lớn.
Clê dẹt dùng để tháo lắp các bu lông hoặc đai ốc có mô men vặn nhỏ hay tháo lắp các đai ốc của các chi tiết nối với nhau (đầu nối các ống dẫn dầu).
Clê tròng dùng để tháo nhưng bu lông hoặc đai ốc có lực vặn lớn và khoảng không gian xung quanh chật hẹp mà không dùng clê dẹt được.
b. Cấu tạo: Có nhiều loại 
+ Clê dẹt hai đầu
Clê dẹt hai đầu là một trong những loại clê thường dùng nhất trong công tác sửa chữa, tay của ní rất ngắn, miệng clê hở, nên chịu lực yếu, nếu dùng lâu ngày miệng clê thường bị do•ng ôm không sát đầu lục giác làm hỏng góc cạnh của bu lông hoặc đai ốc.
Clê dẹt hai đầu và cách sử dụng
Clê dẹt hai đầu và cách sử dụng
+ Clê tròng hai đầu: 
Clê tròng có thành mỏng, tay quay dài hơn clê dẹt, hai đầu clê tròng là lỗ tròn và có 6 cạnh lục giác bên trong. Khi vặn lỗ lục giác đầu clê ôm sát đầu bu lông hoặc đai ốc nên không làm hỏng góc cạnh của nó. Nhưng có nhược điểm là thao tác khi tháo lắp mất nhiều thời gian và không thể tháo được các đai ốc của các đường ống dẫn như ống dẫn nhiên liệu cao áp.
Mỗi loại clê trên đều có hai đầu với kích thước khác nhau, do đó có thể vặn được  bu lông hoặc đai ốc có kích thước khác nhau. 
Clê tròng hai đầu và cách sử dụng
+ Clê dẹt phối hợp
Nghĩa là một đầu clê là vòng và một đầu hở miệng có cùng kích thước. Đầu vòng lệch 150 và đầu hở miệng nghiêng 150. Loại clê phối hợp thuận tiện trong quá trình sử dụng. 
Clê phối hợp
Clê phối hợp
c. Cách sử dụng

Khi sử dụng clê dẹt và clê tròng cần căn cứ vào cạnh và cỡ của bu lông hoặc đai ốc để chọn cỡ clê thích hợp. 
Khi vặn phải đặt clê bằng phẳng và vào chân bu lông hoặc đai ốc, dùng tay đẩy cán clê (khi tháo) hoặc nắm chặt clê để kéo vào phía người (khi vặn), không để trật clê ra ngoài đánh vào người nguy hiểm. 
Ngoài ra cần chú ý không được dùng hai clê nối vào nhau hoặc dùng ống nối tăng chiều dài của tay quay và không dùng búa để gõ lên clê, làm như vậy sẽ hỏng clê.
Kích thước (cỡ miệng) clê được tính theo đơn vị mm hoặc hệ inch.
1 inch = 25,4 mm

Cách sử dụng clê
Cách sử dụng clê
5. Clê lục giác
Dùng tháo lắp các vít có đầu lõm lục giác lắp chìm (dùng ở các vị trí quay không vướng).
Clê lục giác
Clê lục giác

6. Tuýp
a. Công dụng: 
Clê tuýp dùng để tháo lắp các loại bu lông và đai ốc có mô men vặn tương đối lớn và ở các vị trí chật hẹp mà các loại clê khác không dùng được.
b. Cấu tạo
Mỗi bộ tuýp thường có 28 – 32 mẫu tuýp với kích thước từ 6mm – 32mm (hoặc kích thước lớn hơn). Ngoài ra còn có cần nối, tay quay, cần vặn tự động (clê cóc) và cần xiết có đồng hồ báo lực vặn. 
c. Cách sử dụng
Khi sử dụng tuỳ theo bu lông hoặc đai ốc lớn hay nhỏ mà chọn loại tuýp thích hợp và căn cứ vào chiều cao từ chỗ tháo bu lông hoặc đai ốc đến bề mặt công tác của người thợ để chọn chiều dài cần nối cho vừa phải. Khi chiều dài tay quay không đủ thì có thể lắp thêm ống nối nhưng chiều dài ống nối không quá 500mm.
Để tăng nhanh tốc độ tháo lắp, khi mômen vặn nhỏ hơn 8 kGm có thể dùng clê cóc để vặn ống tuýp còn khi mô men vặn từ 8 kGm trở lên thì vặn bằng tay quay cứng để tránh làm hỏng clê cóc.
Khi sử dụng phải lắp tuýp ngay ngắn, không lệch và phải bám sát vào chân bu lông hoặc đai ốc. Khi vặn, một tay giữ chặt tay quay và ống tuýp hay chỗ nối của cần nối, một tay kéo tay quay về phía người vặn từ từ (tránh giật đột ngột làm vỡ tuýp gây tai nạn).
Khi cần đo mô men vặn của bu lông hoặc đai ốc thì dùng cân lực để kiểm tra.
Bộ Clê tuýp
Bộ Clê tuýp
7. Các loại cảo (vam)
Dùng tháo ổ bi, puly, bánh răng. Cảo có các loại hai càng, ba càng.
Các loại cảo
Các loại cảo

II. Các Thiết bị đo

Các thiết bị đo được sử dụng để kiểm tra kích thước của các chi tiết yêu cầu độ chính xác cao.  Trong nghề sửa chữa ôt tô thường sử dụng một số thiết bị đo sau đây:
1. Thước cặp: gồm các loại 1/10, 1/20 và 1/50.
a. Công dụng:
Thước cặp có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và đo độ sâu.
Phạm vi đo: 0 – 150, 200, 300mm.
Độ chính xác: 0,10;  0,02;  0,05mm.
b. Cấu tạo
c.  Cách sử dụng 
- Đóng toàn bộ đầu đo trước khi đo để kiểm tra độ chính xác của thước cặp, yêu cầu vạch số 0 trên thang đo thức trượt trùng với vạch số 0 trên thang đo chính. 
- Khi đo di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chặt giữa các đầu đo
- Khi chi tiết đ• được kẹp chặt giữa các đầu đo, cố định thước trượt bằng cách vặn vít h•m để dễ đọc giá trị đo.
- Đọc giá trị đo:
Giá trị đến 1mm, đọc trên thang đo chính (ví dụ 13mm)
Giá trị nhỏ hơn 1mm đến 0,05mm, đọc tại điểm mà vạch của thang thước trượt và vạch của thang đo chính trùng nhau (ví dụ 0,40mm).
Tổng giá trị đo = giá trị trên thang đo chính + giá trị trên thang thước trượt.
Ví dụ tổng giá trị đo tương ứng sơ đồ (17 – 22): 13 + 0,40 = 13,40mm.

Các đọc giá trị đo
Các đọc giá trị đo
2. Pan me
a. Công dụng: pan me có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và đo độ sâu bằng cách tính toán chuyển động quay tương ứng của đầu đo di động theo hướng trục. Phạm vi đo: 0 – 25mm; 25 – 50mm; 50 – 75mm; 75 – 100mm. Độ chính xác cho phép đo; 0,01mm.
Pan me đo trong và pan me đo sâu
Pan me đo trong và pan me đo sâu

b. Cấu tạo: tương ứng với công dụng, pan me có các loại: pan me đo ngoài, pan me đo trong, pan me đo sâu. Sau đây giới thiệu cụ thể về cấu tạo và cách sử dụng pan me đo ngoài.
Cấu tạo pan me đo ngoài
c.  Cách sử dụng
Trước khi sử dụng pan me, cần kiểm tra để chắc chắn rằng các vạch 0 trùng khít với nhau, bằng cách chọn dưỡng đo tiêu chuẩn, ví dụ với pan me 50 – 75mm đặt dưỡng tiêu chuẩn 50mm vào giữa hai đầu đo, vạch vít hạn chế áp lực 2 – 3 vòng, sau đó kiểm tra đường chuẩn trên thân và vạch 0 trên ống xoay trùng nhau.
- Đặt đầu đo cố định vào vật đo và xoay ống xoay cho đến khi đầu di động chạm nhạ vào vật đo, sau đó xoay h•m có một ít vòng và đọc giá tri đo.
- Đọc giá trị đo:
Đọc giá trị đo đến 0,05mm: đọc giá trị lớn nhất mà có thể nhìn thấy được trên thang đo của thân pan me (ví dụ 9,5mm).
Đọc giá trị đo từ 0,01 – 0,05mm: đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân pan me trùng nhau (ví dụ 0,48mm).
Cách tính giá trị đo: 9,5 + 0,48 = 9,98mm.
Cách đọc giá trị đo
Cách đọc giá trị đo
3. Đồng hồ so
Có hai loại đồng so: đồng hồ so đo ngoài và đồng hồ so đo trong.
a. Công dụng
Đồng hồ so đo ngoài dùng để kiểm tra độ sai lệch hình dáng hình học của chi tiết (độ côn , độ cong, ô van...) và vị trí tương đối giữa các chi tiết lắp ghép với nhau hoặc vị trí tương đối giữa các mặt trên chi tiết (độ song song, độ vuông góc, độ đảo, độ vênh...).
Đồng hồ so đo trong dùng để đo hình dáng hình học của lỗ để xác định độ mài mòn của chúng.
b. Cấu tạo
Đồng hồ so được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển động của thanh răng và bánh răng, trong đó chuyển động của thanh đo được truyền qua hệ thống bánh răng làm quay kim đồng hồ trên mặt số. Hệ thống truyền động của đồng hồ so được đặt trong thân,  nắp có thể quay được cùng với mặt số lớn để điều chỉnh mặt số khi cần thiết.
Mặt đồng hồ nhỏ chia 10 khoảng, giá trị mỗi khoảng bằng 1mm, mặt đồng hồ lớn được chia 100 khoảng, giá trị mỗi khoảng bằng 0,01 mm, nghĩa là khi thanh đo trượt lên xuống một đoạn 0,1mm thì kim dài quay được một khoảng. Khi kim dài quay 1 vòng (100 khoảng) thì kim ngắn quay 1 khoảng. 
Đồng hồ so đo trong có các thanh đo nhiều cỡ khác nhau, khi đo tuỳ theo kích thước lỗ cần đo để chọn thanh đo có chiều dài thích hợp.
c. Cách sử dụng
- Thao tác đo
Đồng hố so đo ngoài: gá lắp và điều chỉnh vị trí của đồng hồ so với vật đo, đặt đầu đo tiếp xúc với vật đo, xoay vành ngoài của mặt đồng hồ để kim dài chỉ đúng số 0, xoay vật cần đo và ghi nhận giá trị đo được.
Đồng hồ so đo trong: chọn thanh đo phù hợp với kích thước của lổ cần đo, đưa đầu đo vào lổ theo phương thẳng đứng, lắc thân đồng hồ theo chiều ngang để xác định kích thước nhỏ nhất của lổ.
- Đọc giá trị đo
Giá trị đo được = (số vạch trên đồng hồ nhỏ x 1mm) + (số vạch trên đồng hồ lớn x 0.01mm).

Các loại đồng hồ so
Các loại đồng hồ so

4. Căn lá
Căn lá hay còn gọi là thước đo độ dày chủ yếu dùng để đo khe hở giữa hai mặt phẳng. Căn lá có 11 – 16 lá, cố độ dài 100 – 150mm và có độ dày nhiều cỡ từ 0,01 – 1,0mm được gập chung trong một hộp. Căn lá có cấu tạo như hình 17 - 27.
Cấu tạo căn lá
5. Cân lực
Cân lực dùng để xiết bu lông, đai ốc đến mô men tiêu chuẩn.
Cân lực có các loại sau:
Cấu tạo cân lực
a. Loại đặt trước (hình17-28 a)
Mô men cần xiết có thể đặt trước bằng cách xoay núm điều chỉnh. Khi bu lông được xiết đến mô men đ• chọn có thể nghe một tiếng ckick cho biết đã đạt đến mô men tiêu chuẩn.
b. Loại lò xo lá (hình 17-28 b)
Cân lực hoạt động bằng một thanh đàn hồi, được làm dưới dạng một lò xo lá, thông qua đó lực được cấp đến tay quay. Lực tác dụng có thể đọc bằng kim và thang đo.

III. Dụng cụ cắt gọt
1. Máy doa xi lanh
2. Máy đánh bóng xi lanh.
3. Máy mài xu páp và đế xu páp.
4. Máy tiện tam bua xe.
5. Máy tiện, máy mài mặt phẳng, máy mài trục cam, máy mài trục khuỷu.
6. Máy tiện bạc ổ trục.

IV. Thiết bị nâng, đội xe, bàn ép
1. Đầu đội có bánh xe, đầu đội xách tay.
2. Đầu đội thuỷ lực chuyên dùng
3. Bàn nâng thuỷ lực.
4. Pa lăng và cần trục di động.
5. Xe nâng hạ
6. Bàn ép thuỷ lực.

V. Thiết bị kiểm nghiệm
1. Thiết bị kiểm nghiệm công suất động cơ.
2. Thiết bị kiểm nghiệm đánh lửa.
3. Băng kiểm tra điện ô tô.
4. Thiết bị kiểm tra ắc quy.
5. Đồng hồ đo chân không và áp suất.
6. Đồng hồ đo vận tốc.
7. Thiết bị kiểm tra rôto máy phát điện.
8. Thiết bị kiểm tra nồng độ khí thải ô tô.
9. Máy chùi sạch và kiểm tra bu gi.
10. Đèn hoạt nghiệm.
11. Thiết bị cân bằng bánh xe.
12. Thiết bị kiểm tra các góc của bánh xe và hệ thống lái.
13. Thiết bị kiểm tra hệ thống phanh, giảm xóc và độ chụm bánh xe.
14. Băng kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp và vòi phun.
15. Thiết bị kiểm tra vòi phun nhiên liệu.

VI. Thiết bị bơm và sửa chữa thân xe
1. Máy nén khí
2. Thiết bị sơn xe và sấy khô.
3. Quạt thoát hơi phòng sơn.
4. Máy mài cầm tay gắn đĩa giấy nhám.
5. Máy hàn điện, hàn hơi, kính và mặt nạ an toàn.

Post a Comment

0 Comments