Recents in Beach

Cấu tạo công dụng và phương pháp sửa chữa bánh đà

I. BÁNH ĐÀ

1. Công dụng

Bánh đà lắp ở đuôi trục khuỷu có công dụng tích trữ năng lượng làm cho trục khuỷu quay đều. Ngoài công dụng chính là làm cho trục khuỷu quay đều, bánh đà còn là nơI lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động như vành răng khởi động. Bánh đà của động cơ mô tô, xe máy còn có công dụng như: một phần của máy phát điện (vô lăng ma nhê tíc), một phần của quạt gió hay một phần của cơ cấu cam ngắt mạch điện …

2. Điều kiện làm việc

Trong quá trình động cơ làm việc, bánh đà chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm, lực ma sát với đĩa mát bộ ly hợp hoặc va đập của vành răng khởi động…

3. Vật liệu chế tạo

Bánh đà của động cơ tốc độ thấp thường được chế tạo bằng gang xám hoặc hợp kim nhôm.,  còn các động cơ tốc độ cao thường dùng thép ít các bon.

4. Cấu tạo bánh đà

Cấu tạo chung của bánh đà có dạng hình tròn, khối lượng tập trung nhiều ở vành ngoài. Trên bánh đà  thường có lỗ côn để lắp vào trục khuỷu và rãnh then định vị, có dấu chỉ vị trí của pitông số một ở điểm chết trên (động cơ nhiều xi lanh), góc phun hay đánh lửa sớm.
Theo kết cấu bánh đà được chia thành các loại sau:
Hình 20 – 50. Kết cấu bánh đà                                                                            
Bánh đà dạng đĩa (hình 20 – 50a) là bánh đà dạng đĩa mỏng, có mô men quán tính nhỏ nên chỉ dùng cho động cơ tốc độ cao như động cơ ôtô, máy kéo. Bề mặt bánh đà được gia công phẳng, nhẵn để lắp đĩa ma sát và đĩa ép của bộ ly hợp. Ngoài ra trên bánh đà thường được ép vành răng khởi động nếu động cơ khởi động bằng động cơ điện hoặc động cơ phụ.
Bánh đà dạng vành (hình 20 – 50b) là bánh đà dày có mô men quán tính lớn, thường dùng cho động cơ ít xi lanh công suất nhỏ.
Bánh đà dạng chậu (hình 20 – 50c) là bánh đà có dạng trung gian của hai loại trên. Bánh đà loại này có mô men quán tính lớn và sức bền cao, thường gặp ở động cơ máy kéo.
Bánh đà dạng vành có nan hoa (hình 20 – 50d). Để tăng mô men quán tính phần lớn khối lượng của bánh đà dạng vành xa tâm quay và nối với moayơ kiểu nan hoa.
Thông thường sau khi chế tạo, bánh đà và trục khuỷu được lắp ghép với nhau rồi cân bằng động. Giữa trục khuỷu và bánh đà đều có kết cấu định vị để đảm bảo vị trí tương quan không thay đổi.
Hình 20 – 51.  Các chi tiết của bánh đà dạng đĩa                                                       

II. HIỆN TƯỢNG  VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BÁNH ĐÀ

Trong quá trình làm việc, bánh đà thường có các hiện tượng  hư hỏng sau:
1. Bánh đà bị vênh, đảo. Nguyên do ma sát với đĩa ma sát của bộ ly hợp
2. Vành răng khởi động bị mòn, nứt, gãy. Do va đập với bánh răng khởi động.

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BÁNH ĐÀ

1. Kiểm tra bánh đà bị vênh

Lắp bánh đà vào mặt bích trục khuỷu, đặt trục khuỷu lên hai mũi chống tâm. Dùng đồng hồ so để kiểm tra bằng cách: cho đầu đo của đồng hồ tiếp xúc với bề mặt của bánh đà, quay trục khuỷu sự chênh lệch tại các vị trí là độ vênh của mặt bánh đà.
 Kiểm tra độ vênh của bánh đà

2. Kiểm tra vành răng khởi động

Bằng phương pháp quan sát để xác định các vết nứt, mòn, gãy của bánh đà.

IV. PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA BÁNH ĐÀ

1. Bánh đà bị vênh

Bề mặt bánh đà bị đảo, vênh lớn hơn 0,1 mm thì tiến hành tiện láng lại bề mặt cho phẳng.

2. Vành răng khởi động bị mòn hỏng

Các răng của vành răng khởi động bị  tiến hành hành hàn đắp và phay lại răng hoặc thay mới. Nếu một phía chiều răng còn tốt tháo ra và quay lật lại để sử dụng.

V. KIỂM TRA ĐỘ CÂN BẰNG CỦA BÁNH ĐÀ

 Khi bị mòn không đều và sau khi qua gia công sửa chữa, do khó đảm bảo độ đồng tâm ban đầu nên bánh đà thường bị mất cân bằng tĩnh và động. Vì vậy trước khi lắp bánh đà vào động cơ cần tiến hành cân bằng bánh đà.
 Bánh đà có thể được kiểm tra cân bằng tĩnh và cân bằng động trên dụng cụ kiểm tra dùng dao lăn, gồm hai lưỡi dao đặt song song và được điều chỉnh độ nằm ngang chính xác. Đặt bánh đà cùng trục định tâm lên hai trên hai lưỡi dao ở một vị trí bất kỳ. Nếu vị trí bất kỳ bánh đà không tự động lăn có nghĩa là bánh đà có độ cân bằng tốt. Nếu bánh đà không cân bằng, bánh đà sẽ tự động lăn trên dao và luôn dừng tại một vị trí nhất định. Phía không cân bằng nằm phía dưới theo phương thẳng đứng.
Để xác định khối lượng không cân bằng, dán một miếng sáp tại vị trí thích hợp ở bán kính phía trên, sau đó kiểm tra và thêm bớt khối lượng sáp đã dán cho đến khi chi tiết đạt độ cân bằng theo yêu cầu.
Khắc phục chi tiết mất cân bằng có thể hàn thêm kim loại ở phía dán miếng sáp hoặc lấy bớt kim loại ở phía đối diện (nơi có khối lượng thừa). Nếu hàn thêm hoặc lấy bớt kim loại thì khối lượng hàn thêm hoặc lấy bớt phải đúng khối lượng cần thiết và đúng vi trí.

Post a Comment

0 Comments