Recents in Beach

Nhiệm vụ cấu tạo và phân loại xi lanh động cơ đốt trong

I. CÔNG DỤNG XILANH

Xi lanh cùng với đỉnh pittông, mặt dưới của nắp máy tạo ra buồng cháy và dẫn hướng cho pittông chuyển động.

II. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC XI LANH

Trong quá trình động cơ làm việc, xi lanh chịu tác dụng của nhiệt độ cao, chịu sự tác dụng của lực khí cháy, chịu lực ma sát lớn và chịu sự ăn mòn hoá học.

III. VẬT LIỆU CHẾ TẠO 

Xi lanh được đúc bằng gang.

IV. CẤU TẠO XI LANH

Xi lanh có dạng hình trụ tròn, mặt trong được gia công chính xác và có độ bóng cao.Trong động cơ đốt trong, xi lanh có hai loại:

1. Xi lanh đúc liền với thân máy:

Loại này có ưu điểm là truyền nhiệt tốt, có độ cứng vững cao, nhược điểm là giá thành cao, không tiết kiệm được vật liệu đắt tiền, đồng thời khi xi lanh hết cos sửa chữa thì phải thay thân máy không đảm bảo tính kinh tế.

2. Xi lanh rời (ống lót xi lanh hay sơ mi):

Đa số các loại động cơ đốt trong, để tiết kiệm được vật liệu tốt và đảm bảo tính kinh tế trong quá trình sửa chữa, ống lót xi lanh được đúc rời rồi ép vào thân máy. Ống lót được làm bằng vật liệu tốt, đắt tiền hơn vật liệu làm thân máy.
Các loại xi lanh                                                                         
Cấu tạo của ống lót được chia làm hai loại:
- Ống lót xi lanh khô: nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với ống lót.
Ưu điểm là ứng suất nhiệt nhỏ, nên độ biến dạng không đáng kể, nhưng có nhược điểm là chế tạo khó, phức tạp trong quá trình sửa chữa, làm mát chưa hoàn thiện
- Ống lót xi lanh ướt: Nước làm mát trực tiếp tiếp xúc với thành ống lót xi lanh.
Ưu điểm là làm mát hoàn thiện hơn, chế tạo và sửa chữa dễ dàng và được sử dụng rộng rãi với tất cả các loại động cơ nhất là động cơ diesel, nhưng có nhược điểm là gây ứng suất nhiệt, dễ bị rò nước làm mát qua bề mặt lắp ghép giữa ống lót và thành xi lanh Để khác phục hiện tượng  rò nước xuống các te nên phải lắp roăng cao su ở dưới ống lót xi lanh.

Post a Comment

0 Comments