Recents in Beach

Nhiệm vụ cấu tạo chốt Piston động cơ đốt trong

I. CHỐT PIT TÔNG

1. Công dụng

Chốt pit tông (ắc pit tông) có công dụng như một bản lề nối pit tông với đầu nhỏ thanh truyền.

Vị trí lắp ghép chốt pit tông

2. Điều kiện làm việc

Trong quá trình làm việc, chốt pit tông chịu tác dụng của lực khí cháy, lực quán tính chuyển động tịnh tiến và làm việc ở nhiệt độ cao, khó bôi trơn. do đó, chốt pit tông chóng bị màI mòn.

3. Vật liệu chế tạo

Chốt pit tông được làm bằng thép hợp kim qua nhiệt luyện, mài và đánh bóng để nâng cao khả năng chịu mài mòn bề mặt, đồng thời bên trong vẫn dẻo dai để chịu được tải trọng thay đổi cũng như va đập.

4. Cấu tạo

Đa số chốt pit tông có cấu tạo đơn giản là hình trụ rỗng hoặc ngoài là hình trụ, còn mặt trong là lỗ thẳng, lỗ bậc, lỗ côn để giảm trọng lượng.
Chốt pit tông

5. Phương pháp lắp ghép chốt pit tông

Chốt pit tông được lắp ghép với pit tông và đầu nhỏ thanh truyền theo ba phương pháp sau:
a. Lắp cố định với pit tông bằng một vít hãm (hình 20 - 18 a)
Với phương pháp này, chốt phảI được lắp tự do trong đầu nhỏ thanh truyền. Do không phảI giảI quyết vấn đề bôI trơn cho bệ chốt nên có thể rút ngắn được chiều dài của bệ chốt để tăng được chiều rộng của đầu nhỏ thanh truyền, giảm được áp suất tiếp xúc.
Trong khi làm việc, chốt pit tông sẽ quay trong đầu nhỏ thanh truyền. ưu điểm của phương pháp này là giảm được độ mòn và ít bị võng, nhưng mòn không đều, hay phát sinh va đập gây nên tiếng gõ, nên chỉ dùng đối với pit tông làm bằng gang có bạc lót bằng đồng.
b. Lắp cố định với đầu nhỏ thanh truyền bằng bu lông (hình 20 - 18 b).
Khi đó chốt pit tông phảI được lắp tự do trong bệ chốt. Cũng như phương pháp trên, do không phảI bôI trơn cho đầu nhỏ thanh truyền nên có thể thu hẹp bề rộng đầu nhỏ thanh truyền và như vậy tăng được chiều dài của bệ chốt, giảm được áp suất tiếp xúc tại đây. Tuy nhiên, mặt phẳng chịu lực của chốt ít thay đổi nên tính chịu mỏi kém, chốt pit tông cũng bị mòn không đều, độ võng lớn, chế tạo và lắp ghép phức tạp, nên hiện nay ít dùng.
c. Lắp tự do (hình 20 - 18 c)
Lắp tự do còn gọi là lắp bơi, nghĩa là chốt pit tông không cố định trong đầu nhỏ thanh truyền và trong bệ chốt. Trong quá trình làm việc, chốt pit tông có thể xoay quanh đường tâm của nó.
Khi lắp ghép, mối ghép giữa chốt và bạc đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng, còn mối ghép với bệ chốt là mối ghép trung gian, có độ dôI (0,01 ÷ 0,02 mm đối với động cơ ô tô, máy kéo). Trong quá trình làm việc, do nhiệt độ cao, pít tông bằng hợp kim nhôm giãn nở nhiều hơn chốt pit tông bằng thép tạo ra khe hở ở mối ghép này nên chốt pit tông có thể xoay tự do. Khi đó mặt phẳng chịu lực thay đổi nên chốt mòn đều hơn và chịu mỏi tốt hơn. Vì vậy, phương pháp lắp ghép này được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phải giải quyết vấn đề bôi trơn ở cả hai mối ghép và phải có kết cấu hạn chế dịch chuyển dọc trục của chốt để tránh cào xước xi lanh, thông thường dùng vòng hãm  tiết diện tròn ở hai đầu chốt hoặc dùng nút kim loại mềm.
Các phương pháp lắp ghép chốt pit tông
a) Chốt pit tông cố định với pit tông
b) Chốt pit tông cố định với đầu nhỏ thanh truyền
c) Chốt pit tông lắp tự do

Post a Comment

0 Comments